Twitter - “con chim xanh” nổi tiếng nhất thế giới, chính là mạng xã hội với những dòng tweet được đăng tải cả ngày lẫn đêm từ mọi nơi trên thế giới.
Jack Dorsey, Noah Glass, Ev Williams và Biz Stone chính là những nhà đồng sáng lập Twitter, với cuộc hành trình khởi đầu từ San Francisco, California. Mới đây nhất, tỷ phú “lắm tài nhiều tật” Elon Musk, nhà sáng lập
Telsa và SpaceX, đã chi 44 tỷ đô để trở thành người sở hữu mạng xã hội lớn nhất nhì thế giới này.
Sự phát triển bùng nổ của
Twitter có thể được mô tả tốt nhất thông qua số lượng
tweet được đăng tải mỗi ngày
- Tháng 03/2007: Twitter, Inc được thành lập
- Năm 2008: 300.000 tweet được đăng tải mỗi ngày
- 2010: 50 triệu tweet được đăng tải mỗi ngày
- 2022: 500 triệu tweet được đăng tải mỗi ngày
Theo thống kế, dòng
tweet được yêu thích nhiều nhất trên nền tảng này với hơn 7 triệu lượt thích là của diễn viên hành động người Mỹ
Chadwick Boseman, khi dòng tweet thông báo về cái chết của anh được đăng tải. Ngoài ra, nữ ca sĩ kiêm nhạc sĩ tài năng
Taylor Swift được coi là người có ảnh hưởng nhất trên Twitter với khoảng
88,9 triệu người theo dõi.
Từ nền tảng podcast đến mạng xã hội nổi tiếng và dần trở thành “chiến trường ảo” của những người có sức ảnh hưởng chính trị
Twitter vốn có nguồn gốc từ liên doanh
podcasting Odeo, được
Ev Williams & Co thành lập vào năm 2004. Sau đó, vào năm 2005, khi Apple quyết định thêm mục podcast lên iTunes, ban lãnh đạo Odeo đã phải điều chỉnh chiến lược phát triển bởi họ cảm thấy không thể cạnh tranh với
iTunes về mảng
podcast.
Từ trái sang phải: Jack Dorsey, Biz Stone, Christopher Isaac và Evan Williams
Lúc đó,
Jack Dorsey đã nảy ra ý tưởng xây dựng một nền tảng cung cấp Dịch vụ SMS (
short message service). Tháng 03/2007,
Twitter, Inc., chính thức được thành lập và Jack Dorsey trở thành
CEO đầu tiên của Twitter; chỉ một năm sau đó, vị trí CEO Twitter đã được
Ev Williams thay thế. Năm 2011, lại một lần nữa vị trí Giám đốc điều hành của Twitter được “thay máu”, và
Dick Costolo đã đảm nhận vị trí này trong 5 năm tiếp theo. Năm 2016, Jack Dorsey tái đảm nhận vị trí CEO cho đến tháng 11/2021, và đã một lần nữa từ chức sau khi đối mặt với lệnh cấm gây tranh cãi của cựu
Tổng thống Donald Trump lúc bấy giờ. Thời điểm đó,
Parag Agrawal đã trở thành tân Giám đốc điều hành của nền tảng này.
Mới đây nhất, vào ngày
27/10/2022, sau rất nhiều drama kịch tính xảy ra, với dòng tweet “
the bird is freed”, Elon Musk chính thức trở thành chủ sở hữu kiêm Giám đốc điều hành duy nhất của Twitter cho đến nay.
Twitter được coi là nền tảng tin tức có ảnh hưởng nhất trên thế giới, nổi tiếng là nơi diễn ra những cuộc tranh luận công khai của mọi đối tượng. Tất nhiên, thực tế là sẽ không thể có bất cứ cuộc tranh luận công khai “
đủ trung thực” nếu các quan điểm đối lập bị kiểm duyệt, cấm đoán hoặc gỡ bỏ... khi các “
tiêu chuẩn kép” vẫn tồn tại. Tự gọi mình là “
người theo chủ nghĩa chuyên chế về tự do ngôn luận”, Elon Musk tuyên bố ông sẽ chống lại sự kiểm duyệt “
vượt quá luật pháp”, bởi Musk cho rằng “tự do ngôn luận là nền tảng để một nền dân chủ hoạt động, và Twitter là được ví như “
quảng trường của một thành phố kỹ thuật số”, nơi các vấn đề quan trọng đối với tương lai của nhân loại được tranh luận”.
Twitter đã cách mạng hóa cách mà các cá nhân giao tiếp, cũng là nơi mà vô số thông tin luôn có sẵn để mọi người có thể tiếp cận dễ dàng 24/7.
Tweets và retweet là hành động có thể nhanh chóng được truyền đi khắp thế giới, mang theo những tin tức nóng hổi mới nhất, đôi khi có trước cả các phương tiện truyền thông chính thống.
Ví dụ, vào ngày
15/01/2009, một máy bay phản lực của
US Airways đã hạ cánh khẩn cấp xuống sông
Hudson tại New York ngay sau khi khởi hành từ
Sân bay La Guardia. Những người sống sót sau vụ va chạm phải đứng trên cánh máy bay chờ lực lượng cứu hộ tới đón.
Janis Krums là một hành khách ngồi ở hàng đầu trên chuyến phà đi qua sông này. Anh đã chụp ảnh và quay video về sự kiện trên và nhanh chóng đăng tải thông tin về vụ tai nạn bằng
tài khoản Twitter của mình. Vì vậy, anh đã trở thành người đầu tiên đưa tin về vụ tai nạn trước tất cả các phương tiện truyền thông chính thống. ví dụ trên cho thấy, với các nền tảng mạng xã hội như Twitter, ai ai cũng có thể trở thành “
nhà báo” và đều có thể đưa tin mà không cần phải qua bất cứ kiểm duyệt chỉnh thống nào.
“
Twitter Revolution - Cách mạng Twitter” là một thuật ngữ được dùng để chỉ các cuộc cách mạng mà trong đó, người dân sử dụng các trang mạng xã hội như Twitter để thực hiện các cuộc "
biểu tình online" bằng cách tận dụng không gian mạng xã hội để truyền đạt thông tin và tổ chức các cuộc biểu tình. Sự kiện trên bắt đầu với cuộc biểu tình “
Arab Sping - Mùa xuân Ả Rập”, nơi các nhà hoạt động sử dụng mạng xã hội như một công cụ chính để bày tỏ suy nghĩ của họ về các hành động bất công của chính phủ.
Không chỉ những người dân bình thường mà các chính trị gia lẫn người nổi tiếng cũng đã sử dụng Twitter như một trong những công cụ tuyên truyền của họ. Phần lớn các chính trị gia hiện nay sử dụng
Twitter để tương tác với những người ủng hộ mình bằng cách chia sẻ ý kiến và tiếp nhận phản hồi về các vấn đề khác nhau. Các chính trị gia đang trở nên “
gần dân hơn” khi có thể dễ dàng tiếp xúc với cử tri của họ thông qua
Twitter cách trực tiếp và thực tế. Thông tin về các vấn đề chính trị ngày càng được công chúng chia sẻ thông qua các dòng
tweet và retweet, tạo cơ hội cho công chúng có dịp bày tỏ sự bất bình, ủng hộ hay đóng góp ý kiến đối với các ứng cử viên chính trị mà họ ưa thích. Việc sử dụng Twitter trong các chiến dịch đã giúp các đảng phái chính trị có thể tiếp cận quần chúng
miễn phí và nhanh gọn, trực tiếp mà không phải chịu bất cứ chi phí truyền thông đại chúng lớn nào.
Từ nền tảng tin tức đến “thương trường của giới kinh doanh”: Một dòng tweet có thể khiến bạn trở thành tỷ phú, cũng có thể khiến bạn trở nên trắng tay
Bên cạnh các drama gần đầy quay quanh Twitter và Elon Musk, vẫn có các sự kiện lớn đáng chú ý khác cũng đã xảy ra trên nền tảng này. Chỉ với một dòng tweet từ CEO Chang Pang Zhao (CZ) của Binance, đế chế tiền điện tử của Sam Bankman-Fried (SBF) - FTX, đã sụp đổ hoàn toàn, khiến hàng triệu nhà đầu tư trên khắp thế giới đối mặt với khoản lỗ hàng tỷ USD. Tin tức này đã tạo ra các xáo trộn nhất định trên sàn giao dịch chứng khoán, khiến giá Bitcoin giảm mạnh từ mức trên 21.000 USD xuống dưới mức 16.800 USD do các vấn đề liên quan đến FTX.
Sam Beckman-Fried, 30 tuổi, CEO của FTX - sàn giao dịch tiền điện tử lớn thứ hai trên thế giới, từng được mệnh danh là "
chàng trai vàng”, từng vinh dự xuất hiện trên trang bìa Tạp chí
Fortune và Forbes với tài sản ròng
26 tỷ USD, đã hoàn toàn trắng tay chỉ với một dòng tweet trên và buộc phải tuyên bố phá sản. Anh hiện đang lẩn trốn ở Bahamas dưới sự “
giám sát” của chính quyền địa phương.
Vụ bê bối của
FTX có thể được tóm gọn như sau.
Sam Bankman-Fried, một sinh viên tốt nghiệp từ Đại học danh tiếng
MIT, đã thành lập công ty riêng
Alameda Research khi vừa mới tốt nghiệp đại học và đã kiếm được một số tiền lớn khi phát hiện một lỗ hổng trên thị trường tiền điện tử bằng cách mua
Bitcoin giá rẻ tại Mỹ và bán lại nó với giá cao hơn ở Nhật Bản. Với số tiền kiếm được từ
Alameda, Sam đã tạo ra FTX - một sàn giao dịch tiền điện tử. Công ty tung ra gói giảm giá cho những khách hàng lưu trữ tiền của họ bằng các token có tên là FTT. Một tài liệu quảng cáo về ưu đãi trên cho thấy công ty cũng sẽ cung cấp mức lợi nhuận cố định ở mức
15% mà không có bất cứ điều kiện nào?
Tháng 07/2021, có thông tin cho rằng
FTX đã đạt khối lượng giao dịch trung bình
10 tỷ USD/ngày/1 triệu người dùng. Sam quyết định sử dụng danh tiếng và tài sản của mình để "mua" ảnh hưởng ở Mỹ và trên toàn thế giới; theo đó, FTX đã quyên góp
50 triệu USD cho Đảng Dân chủ, tham gia với Soros, Diễn đàn Kinh tế Thế giới và chuyển hàng triệu USD cho Ngân hàng Quốc gia
Ukraine. Vào ngày 02/11/2022, ác mộng tồi tệ nhất của SBF đã thành hiện thực khi thông tin “mật” về Alameda bị rò rỉ. Một báo cáo của
hãng tin Coinbase đã nêu chi tiết về bảng thu chi “rất không lành mạnh” Alameda, cho thấy phần lớn tài sản trị giá
14,6 tỷ USD của công ty được giữ trong FTT, đồng tiền do Sam tạo ra. Về bản chất, Sam đã tạo ra một đồng tiền ảo và gán giá trị ảo cho nó, nhưng lại sử dụng nó làm tài sản thế chấp để mua những giá trị thực, bao gồm cả ảnh hưởng chính trị.
Đây chính xác là thời điểm mà
Binance đăng tải dòng tweet khiến FTX sụp đổ. Ngày
06/11/2022, Binance đăng tải: “
Là một phần trong kế hoạch rút vốn chủ sở hữu FTC vào năm ngoái, Binance nhận được khoảng 2,1 tỷ USD bằng tiền mặt (BUSD và FTT). Do những thông tin gần đây, chúng tôi đã quyết định thanh lý mọi FTT còn lại mà chúng tôi còn sở hữu”. Dòng tweet này là khởi đầu cho
sự kết thúc của FTX. Hàng tỷ USD của các nhà đầu tư đã bốc hơi hoàn toàn.
Trong quãng thời gian tồn tài và phát triển của mình, Twitter ngày càng trở thành một nền tảng đa chức năng và “nắm giữ” những vai trò quan trọng nhất định, khi có thể ảnh hưởng đến cả chính trị, đời sống, kinh doanh... và các khía cạnh khác dù là nhỏ hay lớn. Hiện tại, Twitter dường như đang trong giai đoạn “chuyển mình” và thay máu với sự tiếp quản và điều hành mới của
Elon Musk.
Nền tảng này đang đối mặt với những khó khặn nhất định khi hàng ngàn nhân viên cũ đang dần rời bỏ công ty do không đồng tình với cách điều hành của ông chủ mới, và
Musk buộc phải tuyển lực lượng nhân sự mới bằng mọi cách... Hãy trông chờ xem liệu Twitter sẽ phát triển thành
Twitter 2.0 hay “lùi lại” thành
Twitter 0.2 dưới thời quản lý của vị tỷ phú lắm tài nhiều tật
Elon Musk...
Nguồn tinhte.vn