Lịch sử về tên đường Hàm Nghi quận 1 thành phố Hồ Chí Minh
Từ đường Tôn Đức Thắng đến công trường Quách Thị Trang dài 988m. Lộ giới 56m
1. Vị trí: Đường Hàm Nghi nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận I, khởi đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến công trường Quách Thị Trang (Bùng binh chợ Bến Thành), qua các ngã ba Hàm Nghi, Hải Triều bên phải các ngã tư Hồ Tùng Mậu, Tôn Thất Đạm, Pasteur, Nam Kì khởi nghĩa.
Đường này thuộc loại xưa và lớn nhất của đô thành Sài Gòn cũ, đường có ba lối đi: lối ở giữa rộng dành cho xe hơi đi hai chiều. Hai lối hai bên dành cho xe 2, 3 bánh theo hướng một chiều, bên trái từ Công trường ra đường Tôn Đức Thắng, bên phải theo chiều ngược lại.
2. Lịch sử: Đường này thuộc loại xưa và rộng nhất thành phố, khi người Pháp mới chiếm Sài Gòn, khởi đầu đây còn là 1 con rạch, hai bên bờ có 2 con đường cùng mang tên số 3. Sau đường phía Bắc, tức nay là đường một chiều từ đường Tôn Đức Thắng vào Công trường được đặt tên là đường Canton, còn đường bờ phía Nam tức nay là đường một chiều theo hướng Công trường ra đường Tôn Đức Thắng được đạt tên là đường Ayot. Khoảng năm 1870, rạch được san lấp thành đường phăng và hai đường gọi chung tên là đường Canton do quyết định ngày 14 - 5 -1877 của thống đốc Nam Kì. Đến ngày 24 - 2 -1897, hai đường lại tách riêng ở giữa có tiểu đảo. Đường phía Bắc đặt tên là đường Krantz, đường phía Nam là đường Duparré. Từ ngày 22 - 4 -1920 hai đường lại nhập một và mang tên chung là Đại lộ de la Somme. Từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đại lộ Hàm Nghi, sau ngày 30 - 4 - 1975 vẫn gọi là đường Hàm Nghi cho đến nay.
3. Tiểu dẫn: HÀM NGHI (Nhâm thân 1872 - Quí mùi 1943)
Tức vua Hàm Nghi, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch con Kiến Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột Nguyễn Phúc Ưng Đăng (tức vua Kiến Phúc). Khi vua Kiến Phúc bị đầu độc chết, ông được Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi, lấy hiệu năm là Hàm Nghi, nên cũng gọi là vua Hàm Nghi.
Ngày 23 - 5 -1885, Tôn Thất Thuyết đánh úp quân Pháp tại kinh thành, thất bại, ông bỏ kinh thành ra lập chiến khu ở Tân Sở (thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đánh Pháp cứu nước.
Ngôi vua bị bỏ trống, Pháp đưa Thọ Xuân Vương (Miên Định) lên làm Giám quốc một thời gian ngắn, rồi sau đó phong Ưng Ki lên làm vua đặt hiệu năm là Đồng Khánh.
Lúc bấy giờ ở Huế, vua Đồng Khánh chỉ là bù nhìn, mọi việc đều ở trong tay thực dân và đám cận thần tay sai. Nhân dân trong nước đều hưởng ứng phong trào Cần vương do vua Hàm Nghi đứng đầu. Lúc đó, ông lập chiến khu ờ huyện Tuyên Hóa (tinh Quảng Binh), nghĩa quân theo về rất đông như Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Lê Trực... lực lượng nghĩa quân gây thiệt hại nhiều cho quân Phàp.
Ngày 6 - 9 năm Mậu tí 1888 ông bị Trương Quang Ngọc phản bội bắt nộp cho Pháp. Trong vòng vây kẻ thù, ông cầm thanh gươm đưa cho Ngọc và bảo rằng: “Mày giết tao đi, còn hơn đưa tao về nộp cho Tây”. Sau đó Pháp đưa ông về Thuận An, rồi đưa lên tàu Biên Hòa đày sang Algérie, các cận thần của ông kẻ bị Pháp bắt, người trốn vào rừng tổ chức nghĩa quân tiếp tục kháng chiến, Tôn Thất Đạm uống thuốc độc tự tử trong chiến khu. Vì cả ba anh em ông đều bị làm vua, nên dân gian hồi đó câu hát:
Vua Hàm Nghi mất ở Algérie năm 1943.
Thông tin về đường Hàm Nghi được cập nhật từ cuốn "Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất.
Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên.
Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
1027 Trang
1. Vị trí: Đường Hàm Nghi nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận I, khởi đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến công trường Quách Thị Trang (Bùng binh chợ Bến Thành), qua các ngã ba Hàm Nghi, Hải Triều bên phải các ngã tư Hồ Tùng Mậu, Tôn Thất Đạm, Pasteur, Nam Kì khởi nghĩa.
Đường này thuộc loại xưa và lớn nhất của đô thành Sài Gòn cũ, đường có ba lối đi: lối ở giữa rộng dành cho xe hơi đi hai chiều. Hai lối hai bên dành cho xe 2, 3 bánh theo hướng một chiều, bên trái từ Công trường ra đường Tôn Đức Thắng, bên phải theo chiều ngược lại.
2. Lịch sử: Đường này thuộc loại xưa và rộng nhất thành phố, khi người Pháp mới chiếm Sài Gòn, khởi đầu đây còn là 1 con rạch, hai bên bờ có 2 con đường cùng mang tên số 3. Sau đường phía Bắc, tức nay là đường một chiều từ đường Tôn Đức Thắng vào Công trường được đặt tên là đường Canton, còn đường bờ phía Nam tức nay là đường một chiều theo hướng Công trường ra đường Tôn Đức Thắng được đạt tên là đường Ayot. Khoảng năm 1870, rạch được san lấp thành đường phăng và hai đường gọi chung tên là đường Canton do quyết định ngày 14 - 5 -1877 của thống đốc Nam Kì. Đến ngày 24 - 2 -1897, hai đường lại tách riêng ở giữa có tiểu đảo. Đường phía Bắc đặt tên là đường Krantz, đường phía Nam là đường Duparré. Từ ngày 22 - 4 -1920 hai đường lại nhập một và mang tên chung là Đại lộ de la Somme. Từ năm 1955 chính quyền Sài Gòn đổi là đại lộ Hàm Nghi, sau ngày 30 - 4 - 1975 vẫn gọi là đường Hàm Nghi cho đến nay.
3. Tiểu dẫn: HÀM NGHI (Nhâm thân 1872 - Quí mùi 1943)
Tức vua Hàm Nghi, tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Lịch con Kiến Thái vương Nguyễn Phúc Hồng Cai, em ruột Nguyễn Phúc Ưng Đăng (tức vua Kiến Phúc). Khi vua Kiến Phúc bị đầu độc chết, ông được Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết đưa lên ngôi, lấy hiệu năm là Hàm Nghi, nên cũng gọi là vua Hàm Nghi.
Ngày 23 - 5 -1885, Tôn Thất Thuyết đánh úp quân Pháp tại kinh thành, thất bại, ông bỏ kinh thành ra lập chiến khu ở Tân Sở (thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) đánh Pháp cứu nước.
Ngôi vua bị bỏ trống, Pháp đưa Thọ Xuân Vương (Miên Định) lên làm Giám quốc một thời gian ngắn, rồi sau đó phong Ưng Ki lên làm vua đặt hiệu năm là Đồng Khánh.
Lúc bấy giờ ở Huế, vua Đồng Khánh chỉ là bù nhìn, mọi việc đều ở trong tay thực dân và đám cận thần tay sai. Nhân dân trong nước đều hưởng ứng phong trào Cần vương do vua Hàm Nghi đứng đầu. Lúc đó, ông lập chiến khu ờ huyện Tuyên Hóa (tinh Quảng Binh), nghĩa quân theo về rất đông như Tôn Thất Đạm, Tôn Thất Thiệp, Lê Trực... lực lượng nghĩa quân gây thiệt hại nhiều cho quân Phàp.
Ngày 6 - 9 năm Mậu tí 1888 ông bị Trương Quang Ngọc phản bội bắt nộp cho Pháp. Trong vòng vây kẻ thù, ông cầm thanh gươm đưa cho Ngọc và bảo rằng: “Mày giết tao đi, còn hơn đưa tao về nộp cho Tây”. Sau đó Pháp đưa ông về Thuận An, rồi đưa lên tàu Biên Hòa đày sang Algérie, các cận thần của ông kẻ bị Pháp bắt, người trốn vào rừng tổ chức nghĩa quân tiếp tục kháng chiến, Tôn Thất Đạm uống thuốc độc tự tử trong chiến khu. Vì cả ba anh em ông đều bị làm vua, nên dân gian hồi đó câu hát:
«Một nhà sinh đặng ba vua,
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”
(Vua còn là vua Đồng Khánh, vua mất là vua Kiến Phúc, vua thua tức vua Hàm Nghi).Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”
Vua Hàm Nghi mất ở Algérie năm 1943.
Thông tin về đường Hàm Nghi được cập nhật từ cuốn "Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh" Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001, Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
Nội dung của cuốn sách Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ cung cấp cho các bạn hầu hết những những tiểu sử nhân vật hay lai lịch địa danh đã được đặt tên cho những con đường trong thành phố Hồ Chí Minh với lần đổi tên đường gần nhất.
Mỗi tên đường trong sách được trình bày rất cụ thể khi xác định từ vị trí giáp ranh của từng con đường, cho đến lịch sử của nó và cuối cùng là tiểu sử của nhân vật mà con đường được mang tên.
Hy vọng thông qua tập sách mỏng này các bạn sẽ hiểu thêm về lịch sử của từng con đường và đặc biệt là con đường mà ngôi nhà của chúng ta đang tọa lạc.
Đường Phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà Xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2001
Nguyễn Q. Thắng, Nguyễn Đình Tư
1027 Trang
Sản phẩm liên quan
Lời đầu tiên, Quốc Kiệt xin gửi đến Quý khách hàng lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Được thành lập từ ngày 09/09/2009, sau hơn 10 năm đồng hành cùng Quý khách hàng. Quốc Kiệt tự hào là một trong những công ty hàng đầu trên thị trường Việt Nam về lĩnh vực cung cấp các thiết bị tin học và máy văn phòng như máy in, mực in, máy photocopy, máy scan với nhiều mẫu mã đa dạng và đảm bảo chất lượng cao đến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới như HP, DELL, LENOVO, MICROSOFT, LOGITECH, BROTHER, CANON... Cùng sự nỗ lực và phát triển không ngừng, bắt kịp thời đại công nghệ 4.0 và nhu cầu sử dụng của khách hàng. CTY TNHH SX TM & DV QUỐC KIỆT đã cung cấp thêm ra thị trường các sản phẩm công nghệ bao gồm Laptop, Desktop, LCD,…có giá cả phù hợp cho doanh nghiệp, người dùng cá nhân.
Với phương châm “ Chính xác - Chuyên Nghiệp – Nhanh chóng”, tại Quốc Kiệt - quý khách hàng sẽ được mua các sản phẩm chính hãng 100% với mức giá vô cùng hợp lý, dịch vụ sau bán hàng hoàn hảo. Với đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, giàu kinh nghiệm trong nghề cùng thái độ làm việc chuyên nghiệp giúp khách hàng có những lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng. Quốc Kiệt luôn đặt uy tín lên hàng đầu, vì vậy các sản phẩm luôn được đóng gói và kiểm tra kỹ lưỡng bởi các chuyên viên kĩ thuật trước khi đưa đến tay người dùng, khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm chúng tôi cung cấp.
Quốc Kiệt xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý khách hàng đã dành sự tin tưởng và quan tâm cho chúng tôi. Nếu bạn đang cần tìm địa điểm mua hàng uy tín và chất lượng, hãy chọn công ty Quốc Kiệt. Chúng tôi cam kết sẽ lắng nghe ý kiến đóng góp và mang đến cho bạn trải nghiệm tốt nhất có thể.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỐC KIỆT
Địa chỉ: 703/18 Tỉnh Lộ 10, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, Tp.HCM
Mã số thuế: 030 936 9635
Văn Phòng 1: 480D Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Văn Phòng 2: 48 Nguyễn Thị Huỳnh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, Tp.HCM
Điện thoại: 028 7308 0879 (8.00 - 17.00) Hotline: 0918 599 433
Email: hanh.dinh@inkdtex.com Website: www.inkdtex.com
THÔNG TIN TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỐC KIỆT
Tài khoản: 004 855 210 001
Ngân hàng Đông Á Chi nhánh Bình Tây
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ QUỐC KIỆT
Tài khoản: 312 5067
Ngân hàng ACB Chi nhánh Bình Tây
Chia sẻ:
Bình luận Facebook
Tin mới cập nhật
Sản phẩm mới cập nhật
Video mới cập nhật